Một trong những địa điểm du lịch Bạc Liêu quan trọng chính là bảo tàng Bạc Liêu. Tại đây hiện đang trưng bày rất nhiều món cổ vật giá trị với nhiều chủ đề riêng biệt. Du khách đến đây sẽ có dịp chiêm ngưỡng, tìm hiểu về các nền văn hóa Óc Eo, sa Huỳnh… cho đến lịch sử đấu tranh giữ nước và quá trình phát triển của tỉnh Bạc Liêu.
Xem thêm: Tour du lịch Bạc Liêu
Mục lục bài viết
ToggleBảo tàng Bạc Liêu nằm ở đâu? Đi như thế nào?
Bản đồ vị trí của bảo tàng
Bảo tàng Bạc Liêu nằm ở địa chỉ số 25 Hai Bà Trưng, P.3, TP. Bạc Liêu. Vị trí của nó nằm ngay trung tâm thành phố, đối diện khu chợ ở phường 2. Đây vốn là một tòa nhà xây dựng từ chừng hơn 100 năm hiện do nhà nước quản lý và đã trở thành bảo tàng của tỉnh sau đó.
Để tới được bảo tàng, du khách có thể lựa chọn các phương tiện như xe bus, taxi hay xe ôm. Ngoài ra, nếu di chuyển bằng xe ô tô tự lái hoặc thuê xe máy thì du khách chỉ cần đi theo đúng như chỉ dẫn tại Google map với đường rất dễ đi.
Bảo tàng mở cửa đón khách tham quan từ tháng 10/2010, đúng vào dịp diễn ra Đại Hội Đảng Bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ 14.
Hiện tại, bảo tàng chính là nơi lưu giữ các hiện vật về lịch sử hình thành, quá trình đấu tranh giữ nước và quá trình phát triển của tỉnh Bạc Liêu. Đi du lịch miền Tây, nếu có ngang qua Bạc Liêu thì bạn nên tranh thủ ghé vào bảo tàng. Đây là địa điểm nắm giữ nhiều giá trị quan trọng của tỉnh Bạc Liêu.
- Giá vé: miễn phí
- Email: baotangbaclieu@gmail.com
- Điện thoại: 07813.822698. Fax: 07813.825895.
Xem thêm: Địa điểm du lịch Bạc Liêu
Bảo tàng Bạc Liêu có gì hay?
Đây là một địa điểm phù hợp với những người đam mê lịch sử, khảo cổ thời kỳ Óc Eo, xứ Thủy Chân Lạp, Phật giáo Nam Tông. Không chỉ thực hiện chức năng sưu tầm, bảo quản tư liệu, hiện vật, bảo tàng còn có nhiệm vụ rất quan trọng giới thiệu, quảng bá nhằm phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học đến cộng đồng.
Được biết, bảo tàng Bạc Liêu có 5 phòng trưng bày với từng chủ đề riêng biệt:
Phòng 01 với chủ đề: Bạc Liêu đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển. Nội dung nói đến các phong trào đấu tranh của nông dân trước khi có Đảng như cuộc đấu tranh của nông dân xã Ninh Thạnh Lợi “Chủ Chọt” năm 1927. Hay cuộc đấu tranh của anh em gia đình Nguyễn Văn Chức năm 1928 (Nọc Nạng). Đảng bộ, quân và dân Bạc Liêu đấu tranh bảo vệ quê hương, tổ quốc thời kỳ chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ cứu nước…
Phòng 02 với chủ đề: Đặc trưng văn hóa dân tộc Kinh tại Bạc Liêu: bản “Dạ Cổ Hoài Lang”, các nhạc cụ của “Đờn Ca Tài Tử”, các dụng cụ lao động, sản xuất đánh bắt thủy hải sản, v.v…
Phòng 03 với chủ đề: Đặc trưng văn hóa dân tộc Khmer tại Bạc Liêu: hiện vật về lao động, sản xuất, đánh bắt, lễ cưới của đồng bào Khmer…
Phòng 4 với chủ đề: Đặc trưng văn hóa dân tộc Hoa tại Bạc Liêu: tổ hợp múa lân, nhạc cụ dân tộc, không gian nội thất nhà người Hoa ở Bạc Liêu…
Phòng 05 với chủ đề: Văn hóa khảo cổ tại Bạc Liêu…
Chiêm ngưỡng các hiện vật lịch sử trong văn hoá người Khmer
Các không gian phòng trưng bày văn hóa Khmer là nơi là du khách có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống cũng như các phong tục tập quán của đồng bào người Khmer tại Bạc Liêu. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những hiện vật hàng ngày từ xa xưa của người dân như các dụng cụ trong nông nghiệp truyền thống hay đồ dùng sinh hoạt và cả các trang phục đặc trưng.
Vì nông nghiệp là ngành nghề chính của người dân Khmer tại tỉnh với nghề trồng lúa đóng vai trò trung tâm. Ở thời xưa, người Khmer thường dùng sức của trâu trong các quá trình cày, bừa và trục đất. Quá trình này gắn liền với các công cụ truyền thống như vòng gặt, phảng, nọc cấy hay kẹp đập lúa. Và tất cả đều được trưng bày tại bảo tàng để giúp du khách dễ dàng hình dung được quá trình canh tác, trồng trọt của người Khmer qua các giai đoạn trong lịch sử.
Vòng gặt lúa của người Khmer sẽ có điểm khác biệt so với người Kinh, khi được làm với hình chữ S trong khi của người Kinh là hình chữ V. Điểm khác biệt độc đáo này không chỉ thể hiện được sự sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp mà còn minh chứng cho nét đẹp trong bản sắc văn hoá của người Khmer.
Không gian phòng trưng bày còn tái hiện lại các ngành nghề thủ công của người Khmer như nghề đan đát và nghề dệt chiếu. Với sản phẩm đặc trưng là sa chi, thường được dùng để đậy thức ăn khi dâng cúng trong các chùa vào các lễ hội. Ngoài ra, tại bảo tàng cũng giới thiệu về tôn giáo Phật giáo tiểu thừa hay còn được gọi là Phật giáo Nam tông của người Khmer.
Không gian văn hoá đầy màu sắc của người Hoa
Trong không gian phòng trưng bày văn hoá của người Hoa tại bảo tàng chứa đựng đầy màu sắc, thể hiện rõ nét sự đóng góp của cộng đồng vào sự phát triển của tỉnh thành. Người Hoa đã di cư đến Bạc Liêu từ khoảng nửa sau của thế kỉ XVII và mang tới những giá trị về văn hoá đặc sắc từ quê hương của họ.
Ban đầu, người Hoa mang theo những vật dụng sinh hoạt như đòn gánh, trang phục giản dị hay thùng gỗ để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nổi bật trong đó là trang phục của họ với áo vải đen hoặc trắng, cùng quần đáy bánh bò và chiếc nón lá. Theo thời gian, những nét văn hoá truyền thống này đã dần thay đổi và hòa nhập với người dân địa phương.
Tại phòng trưng bày còn có rất nhiều hình ảnh về đời sống tinh thần và kiến trúc nhà cửa của người Hoa tại Bạc Liêu, gắn liền với các hoạt động tín ngưỡng và chùa chiền. Các nhạc cụ dân tộc như đàn tam thập lục hay đàn tranh, đàn tỳ bà đều được trưng bày tại bảo tàng. Bên cạnh đó, khi di cư tới Bạc Liêu, người hoa cũng đã mang theo nhiều ngành nghề gia truyền như nghề bắt mạch, hốt thuốc bắc, sản xuất bánh in, dệt vải và chế biến lạp xưởng.
Không gian phòng trưng bày văn hoá và các hiện vật của người Hoa tại bảo tàng không chỉ giúp du khách hiểu rõ hơn về những đóng góp của cộng đồng vào sự phát triển của tỉnh Bạc Liêu mà còn thể hiện sự đa dạng trong văn hoá của người dân Việt Nam.
Đặc biệt nơi đây cũng lưu giữ cổ vật “Cánh tay Quan Âm” bằng đồng, tinh xảo – có niên đại hơn 1000 năm. Nó cũng phản ánh một nền văn minh bản địa cách đây đã rất xa xôi, mang đến cho người tham quan rất nhiều cảm xúc. Ngoài ra, nhiều hiện vật ngôi chùa Phước Bửu (hay còn gọi chùa Tháp Vĩnh Hưng)
Bảo tàng Bạc Liêu hiện nay
Vào tháng 5/2019, bảo tàng vừa tiếp nhận thêm khoảng 500 cổ vật quý giá. Đó là các cổ vật do 3 nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Ẩn (Bình Thuận), Trần Hữu Phước (TP.HCM), Trần Quốc Thành (Bạc Liêu) hiến tặng. Đặc biệt các Nguyễn Ngọc Ẩn hiến tặng bao gồm các cổ vật của văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Óc Eo, Khmer, Chăm. Bên cạnh đó còn có hiện vật thời nhà Lý, Trần, Lê và Nguyễn; gốm Sài Gòn – Biên Hòa – Lái Thiêu.
Mặc dù bảo tàng có nhiều hiện vật quý giá như vậy nhưng hiện tại đang có dấu hiệu xuống cấp, khá đáng lo ngại. Riêng khối cổ vật Phật giáo ở bảo tàng Bạc Liêu vô cùng quý giá, xứng đáng được bảo vệ. Thế nhưng hiện nay nó đang nằm trong phòng trưng bày bị xuống cấp nghiêm trọng. Hi vọng trong tương lai tới, bảo tàng sẽ nhận được sự giúp đỡ để có những bước tiến, bảo vệ khối tài sản “tinh thần” đáng tự hào này.