Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp): Kinh nghiệm du lịch 2021

Là một trong bốn vườn quốc gia ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vườn quốc gia Tràm Chim là nơi có sự đa dạng sinh học rất phong phú và độc đáo, đặc biệt nơi đây còn là ngôi nhà của sếu đầu đỏ, một loài chim quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao trên thế giới. Du khách đến với Tràm Chim sẽ trải nghiệm được những điều lí thú, hấp dẫn.

Thông tin tổng quan về vườn quốc gia Tràm Chim

Quá trình hình thành, phát triển

Vườn quốc gia Tràm Chim
Sếu đầu đỏ

Năm 1985 Đồng Tháp cho thành lập công ty Nông lâm ngư trường Tràm Chim chủ yếu để trồng tràm, khai thác thủy hải sản và giữ gìn hình ảnh của Đồng Tháp Mười khi xưa. Một năm sau sếu đầu đỏ được phát hiện tại đây và năm 1991 Tràm Chim trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh.

Năm 1994 Thủ tướng quyết định công nhận Tràm Chim là khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, tới năm 1998 được công nhận là vườn quốc gia Tràm Chim với mục đích bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười, bên cạnh đó là bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất này.

Khí hậu và thời tiết

Nhiệt độ trung bình hàng năm của vườn quốc gia Tràm Chim vào khoảng 27oC và thấp hơn từ thời điểm tháng 12 cho tới tháng 2. Nhiệt độ cao nhất là vào tháng 4 37oC và thấp nhất là khoảng 16oC.

Lượng mưa tại vườn quốc gia Tràm Chim phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm. Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này.

Trong khi đó tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại đây khoảng 110-160 ngày/năm.

Đa dạng sinh học

Tại vườn quốc gia Tràm Chim hiện nay có hơn 130 loài cá nước ngọt, chiếm hơn 1/4 số cá của đồng bằng sông Cửu Long, 132 loài chim nước với 32 loài chim quý hiếm được công nhận trong sách đỏ Việt Nam như công đất, ô tác, điêng điểng, bồ nông chân xám…

Thực vật ở đây cũng rất đa dạng và độc đáo, được chia thành 6 quần xã đặc trưng với hơn 130 loài: Quần xã sen, lúa ma, năn, cỏ ống, mồm mốc và rừng xã rừng tràm các quần xã này phân bố xen kẻ với nhau tạo thành hệ sinh thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.

Bên cạnh các quần xã đặc trưng của vườn quốc gia Tràm Chim thì hệ thống rừng tràm tại đây cũng góp phần làm nên những cảnh quan tuyệt đẹp, du khách có thể len lỏi trong rừng tràm để tiến sâu vào vườn quốc gia.

Các tuyến du lịch tại vườn quốc gia Tràm Chim

Tuyến du lịch xanh

Tuyến du lịch xanh tại vườn quốc gia Tràm Chim được đưa vào hoạt động từ tháng 8/2015, chiều dài toàn tuyến là 12km với 4km đường bộ sử dụng ô tô điện và 8km còn lại là cảm giác lướt trên mặt nước mà không hề có tiếng động cơ.

Tuyến 01

Đây cũng là tuyến dài nhất – 36km, khoảng 3h ngồi xuồng tắc ráng.

Lộ trình: Từ trụ sở vườn quốc gia Tràm Chim – Trạm C4 – Trạm Phú Thọ – Trạm Phú Thành B – Trạm C1 – Đài Quan sát số 3 – Kênh Mười Nhẹ – Trạm Phú Đức 2 – Về lại trụ sở.

Tuyến 02

Quãng đường di chuyển: (29 km)

Lộ trình: Từ trụ sở vườn quốc gia Tràm Chim – Trạm C4 – Đài Quan sát số 3 – Trạm C1 – Trạm Phú Hiệp – Về lại trụ sở.

Tuyến 03

Tuyến dài 25 km và được rất nhiều du khách lựa chọn.

Lộ trình: Từ trụ sở vườn quốc gia Tràm Chim – Trạm C4 – Kênh Mười Nhẹ – Đài Quan sát số 3 – Về kênh Mười Nhẹ – Trạm Phú Đức 2 – Về lại trụ sở.

Tuyến 04

Quãng đường di chuyển: 17 km, đặc biệt xem chim sinh sản mùa nước nổi.

Lộ trình: Từ trụ sở vườn quốc gia Tràm Chim – Kênh A3 – Trạm Quyết Thắng – Kênh Cà Dâm – Về lại trụ sở.

Tuyến 05

Đây là tuyến ngắn nhất ở vườn quốc gia Tràm Chim – 12 km, khoảng 1h ngồi tắc ráng.

Lộ trình: Từ trụ sở vườn quốc gia Tràm Chim – Trạm C4 – Kênh Mười Nhẹ – Trạm Phú Đức 2 – Về lại trụ sở.

Liên hệ tư vấn & đặt tour miền Tây
Facebook
Pinterest
Twitter