Chùa Chén Kiểu (Sóc Trăng) có gì hay? Cách đi?

Nếu như bạn đang dự định đi du lịch Sóc Trăng? Đừng quên ghé thăm chùa Chén Kiểu. Đây là ngôi chùa độc đáo – niềm tự hào của người Khmer ở Sóc Trăng. Chùa theo phật giáo Nam Tông và có những điểm nhấn trong kiến trúc theo kiểu Angkor Khmer – rất đáng để tham quan!

Tham quan chùa Chén Kiểu (chùa Sà Lôn)

Chùa Chén Kiểu ở đâu? Cách đi?

chùa chén kiểu ở sóc trăng
Khuôn viên ngôi chùa nhìn từ trên cao

Chùa Chén Kiểu hay còn gọi là chùa Sà Lôn (Tiếng Khmer là Wath Sro Loun), nằm ở tỉnh Sóc Trăng. Chùa thuộc hệ phái Nam Tông và là 1 trong 3 ngôi chùa lớn nhất của Sóc Trăng: chùa Chén Kiểu, chùa Dơi, chùa Đất Sét.

Năm 2012, ngôi chùa này đã được xếp hạng là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp tỉnh. Hiện nay, vào bất cứ thời điểm nào trong năm, dù ngày rằm, lễ Tết hay ngày thường thì chùa cũng rất đông khách hành hương và tham quan. 

Chùa Chén Kiểu nằm trên quốc lộ 1A, rất dễ kiếm. Nó gần với nhà thờ Đại Tâm.

  • Địa chỉ: QL1A, Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
  • Thời gian mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày.
  • Giá vé tham quan: miễn phí

Đi chùa Chén Kiểu như thế nào?

Bạn có thể tham khảo Google Maps hoặc đi theo hướng dẫn như sau. Từ Sài Gòn, bạn đi xuống Sóc Trăng bằng xe khách hoặc xe máy. 

Nếu đi xe khách và dừng chân tại bến xe Sóc Trăng (đường Lê Văn Tám) thì bạn chỉ cần đi ra đường lớn (Lê Duẩn) > đi thẳng đường Lê Duẩn cho tới khi gặp vòng xuyến >  đi theo lối ra thứ 2 và rẽ trái vào QL1A > đi thẳng là tới.

Nguồn gốc tên chùa Chén Kiểu?

Tên ban đầu của chùa là một cái tên Khmer – Wat Sro Loun. Nó bắt nguồn từ tên của một con rạch ở gần chùa trước đây. Về sau người ta gọi quen thành Sà Lôn. Ngoài ra chùa có tên là Chén Kiểu do cách mà chùa được xây. 

Vẻ đẹp của ngôi chùa
Vẻ đẹp của ngôi chùa

Chùa xây dựng vào đầu thế kỷ 19 một cách đơn sơ. Tuy nhiên vào giai đoạn chiến tranh, chùa bị tàn phá nặng. Do đó chùa được tu sửa lại, nhưng khi sắp hoàn thành thì bị thiếu kinh phí. Bởi vậy người dân đã quyên góp vật liệu xây chùa là những chiếc chén kiểu trong nhà. Đó là những chiếc chén lành và cả chén kiểu vỡ.

tuong da o chua sa lon
Tượng đá trong khuôn viên chùa

Những chiếc chén được ốp lên các bức tường, cột… của chùa, tạo nên một vẻ đẹp kỳ lạ vô cùng. 

Chùa Chén Kiểu có gì hay?

Chùa Chén Kiểu là một trong số những ngôi chùa có phong cách kiến trúc “độc nhất vô nhị” ở miền Tây. Người Khmer theo trường phái phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa) do ảnh hưởng nhiều từ Ấn Độ. Chính vì vậy họ chỉ thờ Phật Thích Ca mà không thờ những vị Bồ Tát khác. Bước vào trong chùa, bạn sẽ phát hiện ra đặc điểm khác biệt thú vị này. Trên tường của khu vực chánh điện là những bức tranh kể về cuộc đời của đức Phật Thích Ca từ khi sinh ra đến khi đắc đạo. Ngoài ra có khoảng 20 tượng phật ở đây, lớn – nhỏ, đứng – ngồi khác nhau. 

Kiến trúc ấn tượng của chùa Chén Kiểu
Kiến trúc ấn tượng của ngôi chùa

Một điều đặc biệt trong kiến trúc chùa Chén Kiểu là nó mang đậm phong cách Angkor Khmer (tức kiến trúc Angkor Campuchia). Công trình có nhiều hạng mục như cổng tam quan, chính điện, sala, tháp cốt, giảng đường, v.v… 

Ở giữa là ngôi chính điện được xây dựng kiên cố. Cổng tam quan chùa là một công trình mang đậm phong cách truyền thống Angkor Campuchia. Ngoài ra có nhiều hoa văn và họa tiết bắt mắt cho phần mái chùa. Bên cạnh đó, dạo bước trong chùa, bạn cũng sẽ bắt gặp hình tượng tiên nữ Apsara đang múa.

Chùa Chén Kiểu tọa lạc trong một khuôn viên rất rộng với nhiều cây xanh là nhiều loài cây của nhà Phật như cây Sala, cây bồ đề….

Vẻ ngoài ấn tượng của ngôi chùa

Là một ngôi chùa mang phong cách kiến trúc Angkor Khmer chủ đạo, chùa Chén Kiểu được thiết kế tỉ mỉ, công phu. Nó kết hợp của nhiều màu sắc nên có một vẻ ngoài ấn tượng, mang đến vẻ đẹp rực rỡ, nổi bật.

Cổng chùa được nhấn mạnh bởi 3 tòa tháp được thiết kế theo kiến ​​trúc truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Chính điện của chùa có mái 3 lớp, nhỏ dần từ dưới lên trên, trong đó lớp trên cùng có hình tam giác với đỉnh nhọn cao. Bên trong chính điện có khoảng 20 bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với các tư thế ngồi thiền khác nhau, xung quanh là các bức tranh về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi sinh ra cho đến khi nhập Niết bàn.

Dọc theo lối vào chùa là hai hàng tượng thần Kayno (Kerno), đây là những bức tượng có khuôn mặt là tiên nữ Apsara – tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh cửu và thân hình là thần Garuda – tượng trưng cho sức mạnh.

Giống như các ngôi chùa Khmer khác, mái chùa Chén Kiểu gồm 3 mái so le, mái trên cùng là mái nhỏ nhất. Ở rìa mỗi lớp mái đều có hoa văn trang trí, họa tiết và tượng truyền thống của văn hóa Khmer, mang theo mong muốn bình an và thoát ly.

Kiến trúc nổi bật và ấn tượng nhất trên mặt tiền của chính điện là các đầu cột được trang trí hình ảnh nữ thần có cánh Kayno. Các bức tượng nữ thần Kayno này ở vị trí nhô lên để nâng đỡ phần mái, tạo nên sự chuyển tiếp giữa hướng thẳng đứng của các cột và hướng nằm ngang của mái.

Giữa sân chùa có cột cờ với tượng rắn thần Naga 5 đầu. Xung quanh là dãy nhà phục vụ cho việc học tập và nghỉ ngơi. Đặc biệt, phía sau chùa có một khu vườn thu nhỏ. Nơi tái hiện những câu chuyện về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Trong nhà chùa có bộ ghế và giường làm bằng gỗ mun do gia đình cụ Trần Trinh Huy, thường gọi là Công tử Bạc Liêu, con trai một trong những gia đình giàu có nhất tỉnh Bạc Liêu những năm đầu thế kỷ XX, hiến tặng.

Các mảnh chén, bát độc đáo

Một đặc điểm đặc trưng của ngôi đền này nằm ở các bức tường, không được phủ xi măng đồng đều hoặc trang trí bằng gạch men hoặc sơn như các ngôi đền khác. Các bức tường của ngôi đền này được trang trí bằng các mảnh bát, đĩa và đồ sứ, tạo nên vẻ ngoài độc đáo và thẩm mỹ. Người quan sát sẽ cảm nhận được một nét đẹp và nghệ thuật đặc biệt.

Việc gắn các mảnh bát chén lên tường và các bề mặt khác không phải là nhiệm vụ đơn giản; nó đòi hỏi sự chính xác và kiên nhẫn. Những nghệ nhân Khmer đã khéo léo sử dụng những chiếc bát và đĩa này để trang trí tường, cột, tạo nên một kiệt tác kiến ​​trúc hài hòa và ấn tượng. 

Những vật phẩm mới được gắn trực tiếp lên tường hoặc làm thành hàng rào quanh hành lang hoặc lan can cầu thang, trong khi những vật phẩm bị vỡ hoặc nứt được sắp xếp và lắp ráp thành các họa tiết trang trí bắt mắt.

Những mảnh nhỏ của chiếc bát chén kiểu kết hợp lại với nhau tạo thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa. Nó không chỉ là niềm tự hào của người dân Sóc Trăng mà còn là một khía cạnh đẹp của di sản văn hóa của người Việt Nam.

Những câu chuyện truyền miệng

Bên cạnh kiến trúc độc đáo và vẻ ngoài ấn tượng mắt nhìn, chùa Chén Kiểu cũng thú vị bởi những câu chuyện truyền miệng về chiếc giường của Công Tử Bạc Liêu đang được lưu giữ tại đây. Đó là chiếc giường được làm với chất liệu từ gỗ quý và những viên đá cẩm thạch được khắc bên trong. 

Tham gia các lễ hội tại chùa Chén Kiểu

Hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán, chùa sẽ tổ chức lễ dâng y Kathina để đồng bào Phật tử tham gia. Lễ dâng y Kathina được tổ chức trong vòng một tháng từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch. Người Khmer tin rằng bất kỳ ai đến dâng y Kathina sẽ luôn gặp may mắn.

Chùa Chén Kiểu – điểm check in sống ảo tuyệt vời

Chùa Chén Kiểu với vẻ đẹp kỳ lạ và nhiều màu sắc đã trở thành một trong những điểm check in sống ảo thần sầu của nhiều bạn trẻ. Nhiều bạn đến Sóc Trăng chỉ với mục đích đến được ngôi chùa này để làm một bộ ảnh thật… hoành tráng.  

sống ảo ở chùa chén kiểu
Ngôi chùa là điểm sống ảo được các bạn trẻ yêu thích

Để đi du lịch Sóc Trăng và ghé ngôi chùa, bạn có thể tự đi theo hướng dẫn ở trên. Đối với những ai không có sức khỏe hay không có nhiều thời gian thì lời khuyên là nên đi tour miền Tây trọn gói có ghé qua Sóc Trăng. Nhiều tour du lịch Miền Tây hiện nay đã chọn chùa Chén Kiểu làm điểm dừng chân tham quan cho du khách. 

Với những chuyến đi này, du khách sẽ có xe đưa đón, có hướng dẫn viên, có khách sạn và dịch vụ ăn uống đầy đủ mà không cần phải lên kế hoạch chuẩn bị. Bạn chỉ cần xách balo lên và đi thôi.

Là một phần của mạng lưới chùa Khmer ở ​​Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu để lại dấu ấn văn hóa đặc sắc cho vùng đất và con người nơi đây, với phong cách kiến ​​trúc thực sự vô song. Nếu có dịp tới Sóc Trăng, đừng quên ghé qua ngôi chùa với lối kiến trúc độc đáo này. 

Facebook
Pinterest
Twitter