Mùa nước nổi miền Tây là tháng mấy? Cập nhật 2021

Nhắc đến miền Tây là nhắc đến “mùa nước nổi”. Đây dường như là biểu tượng “nhận biết” của vùng đất lành thắm đượm tình cảm này. Hình ảnh con nước lên ngập cả cánh đồng trong bộ phim “mùa Len Trâu” chắc hẳn đã làm cho “mùa nước nổi” mang một nỗi buồn da diết. Nhưng không, mùa nước nổi lại chính là mùa con nước giúp hồi sinh vùng đất này.

Xem thêm: Chùm tour miền Tây mùa nước nổi

Mùa nước nổi ở miền Tây là tháng mấy?

Rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi
Rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi

Cứ mỗi độ tháng 7 – tháng 10 âm lịch hàng năm (tức khoảng tháng 8 – tháng 11 dương lịch), con nước từ thượng nguồn sông Mekong lại đổ về đồng bằng sông Cửa Long, nhất là tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tứ Giác Long Xuyên tạo thành một biển nước. Lúc này những cánh đồng xanh khi xưa đã trở nên mênh mông sóng nước với những khung cảnh vô cùng đẹp đẽ. Đây cũng là mùa bội thu tôm cá với người dân miền Tây quanh năm nhọc nhằn.

Vẻ đẹp mùa nước nổi miền Tây
Vẻ đẹp mùa nước nổi miền Tây

Không chỉ đem lại một sức sống mới cho bà con nông dân nơi đây, mùa nước nổi miền Tây còn mang lại sức sống mới cho những cây sen, bông súng, cỏ năng, rừng tràm thêm xanh tốt. Mùa nước nổi về, Miền Tây như được thay một màu áo mới. Đây cũng là mùa chim bay về làm tổ đầy đàn. Hay nói cách khác, đây thời điểm tất cả mọi thứ ở vùng đất này sinh sôi nảy nở.

Tùy theo khí hậu mỗi năm mà con nước đổ về sớm hay muộn. Mùa nước nổi miền Tây cung cấp nhiều món đặc sản dân dã mà tuyệt vời: Những bông điên điển được hái vội cũng chế biến được với đám cá linh thành món cá linh nấu canh chua với bông điên điển, rồi thì khô cá lóc hay rau thập cẩm luộc, càng cua đồng…

Những điều cần biết về mùa nước nổi ở miền Tây

Tại sao có mùa nước nổi?

Hàng năm, từ giữa mùa hè, các cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa nhiều ở vùng thượng nguồn làm mực nước sông Mê kông tăng lên nhanh chóng. Khi chảy về cuối nguồn, một phần lưu lượng nước đổ vô Biển Hồ Tonlé Sap ở Campuchia, phần nhiều theo hai nhánh sông Tiền và sông Hậu ồ ạt vượt qua biên giới đổ vào Việt Nam và chảy ra biển Đông theo nhiều cửa.
Một diện tích khá lớn ở đầu nguồn sông Cửu Long có địa hình trũng thấp nên bị nước tràn bờ gậy ngập kênh rạch, ao hồ, ruộng đồng trong một thời gian dài (khoảng vài tháng).

Các tên gọi khác của mùa nước nổi?

Ngoài tên gọi mùa nước nổi thì người dân miền Tây còn gọi bằng các tên khác như: mùa nước lên, mùa nước lớn, mùa nước lũ…

Mùa nước nổi miền Tây từ tháng mấy?

Nước bắt đầu về từ khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6 (tháng 4, tháng 5 âm lịch) và kéo dài đến tháng 11 hàng năm. Tùy vào thời tiết mà mùa nước nổi bắt đầu và kết thúc sớm muộn khác nhau.

Những khu vực nào ở miền Tây có mùa nước nổi?

Mùa nước nổi rõ nét nhất là ở các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, trong đó phải kể đến là:
Vùng Tứ Giác Long Xuyên, gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang.
Vùng Đồng Tháp Mười, gồm các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An.

Mùa nước nổi ở miền Tây có đặc điểm gì?

Con nước lên từ từ và xuống từ từ, vận hành theo quy luật, có tính chu kỳ nên người dân miền Tây không gọi là lũ mà gọi là “mùa nước nổi”.
Mùa nước nổi đem lại nhiều tài nguyên và lợi ích cho người dân:
Bồi đắp một lượng phù sa lớn làm đất đai thêm màu mỡ.
Giúp thau chua, rửa phèn giúp “hồi sinh” một vùng đất hoang hóa rộng lớn.
Nước nổi mang theo nguồn lợi thủy sản phong phú với nhiều loại cá tôm quý hiếm: cá linh, cá hô, cá bông lau…
Nhiều sản vật ăn theo mùa nước nổi: bông điên điển, bông sung, lúa trời…
Nhiều hoạt động trải nghiệm lý thú cho du khách đi du lịch miền Tây.

Xem gì vào mùa nước nổi miền Tây?

Đến miền Tây mùa nước nổi là đến đúng mùa du lịch, khi mà miền Tây có sắc màu rực rỡ nhất. Đây cũng là thời điểm các công ty du lịch mở rất nhiều tour tuyến tham quan miền tây, đủ các tour một ngày, vài ngày đến nhiều ngày.

Các địa điểm mà du khách có thể ghé thăm lúc này có thể kể đến như: Khu du lịch Gáo Giồng Đồng Tháp Mười, vườn Quốc Gia Tràm Chim, rừng Tràm Trà Sư (An Giang), kênh Vĩnh Tế (An Giang).

Du lịch miền Tây mùa nước nổi: Tràm Chim
Tràm Chim mùa nước nổi

Tại Khu du lịch Gáo Giồng, du khách sẽ được ngồi trên xuồng ba lá xuôi theo con kênh để đi vào vùng nước xem những loài Chim lạ bay về làm tổ.

vườn Quốc Gia Tràm Chim, bạn sẽ được trải nghiệm trèo lên đài quan sát để ngắm chim hay thả vào tầm mắt cả vùng đất mấy chục hecta xanh mướt trải rộng của khu vườn quốc gia.

Riêng rừng Tràm Trà Sư, bạn sẽ được chiếc xuồng máy chở đi sâu lạc vào giữa rừng tràm hun hút xanh mướt bí ẩn. Đây là khu sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu và độc đáo nhất của hệ sinh thái ngập nước. Còn gì vui thú hơn ngồi xuống máy xuyên rừng để ngắm những sắc hoa tràm trắng lunh linh, những đốm bèo xanh ngắt và những đàn chim quý chỉ cách mình chừng vài mét.

Miền Tây mùa nước nổi
Hái bông súng mùa nước nổi ở miền Tây

Cuối cùng, nếu ghé thăm kênh Vĩnh Tế (An Giang), du khách sẽ có một ngày trải nghiệm cuộc sống của người dân miền sông nước. Tự tay bắt cá đồng, cá rô, hái rau muống, bông súng, bông điên điển… và chế biến cho mình những món ăn ngon mắt. Đến với miền Tây mùa nước nổi, ngắm nhìn khung cảnh hồi sinh của một vùng đất ngập mặn, chắc chắn, bạn sẽ có một khoảng thời gian tuyệt vời.

Cung đường đẹp nhất để du lịch miền tây mùa nước nổi

Từ Thành phố Hồ Chí Minh du khách có thể xuất phát theo nhiều hướng khác nhau để đến với miền Tây, tuy nhiên cung đường để khám phá mùa nước nổi thì có sự khác biệt đôi chút.

Du khách đi theo đường tỉnh lộ 10 về tới địa phận của thị trấn Hậu Nghĩa của tỉnh Long An sau đó theo đường N2 qua địa phận các huyện Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng băng qua những cánh đồng rộng lớn của vùng Đồng Tháp Mười, khi nước về thì những cánh đồng này sẽ chìm trong biển nước.

Qua khỏi địa phận tỉnh Long An, du khách tiếp tục hành trình đến với tỉnh Đồng Tháp, dừng chân tại thị xã Hồng Ngự, nơi giáp với biên giới của Campuchia. Từ Hồng Ngự du khách tiếp tục lên phà để qua địa phận tỉnh An Giang. Kết thúc hành trình sẽ là khu vực Búng Bình Thiên của huyện An Phú.

Đây là cung đường đẹp nhất để du khách có thể chiêm ngưỡng và trải nghiệm vẻ đẹp của du lịch miền tây mùa nước nổi.

Du lịch miền Tây mùa nước nổi – những trải nghiệm không thể bỏ lỡ

Để hiểu hơn về mùa mùa nước nổi miền Tây, không gì hơn là phải tham gia vào các trải nghiệm như cuộc sống của một người dân miền Tây thực thụ. Sau đây là gợi ý một số hoạt động thú vị nên thử qua:

1. Mùa nước nổi miền Tây nhất định phải chèo xuồng đi hái bông điên điển, hái bông súng.

Vào mùa nước nổi miền Tây, bông điên điển mọc nhiều ven các bờ kênh, sát mép sông, vàng rực cả một góc trời. Chỉ cần cập xuồng vào gần bờ, rung vài cái là bông điên điển rụng xuống. Sau khi đem về nhặt nhạnh lá, cọng, là có thể chế biến thành nhiều món ăn: nấu canh chua với cá linh, làm gỏi, đổ bánh xèo, nếu nhiều có thể muối thành dưa chua.

Cũng giống như bông điên điển, cây bông súng mọc vào mùa nước nổi và vươn theo con nước, nghĩa là nước càng cao thì cọng súng càng dài. Thường người dân chỉ lấy phần thân để chế biến các món ăn như bông súng mắm kho, gỏi bông súng…

2. Giăng lưới, đóng dớn bắt cá linh

Cũng giống như bông điên điển và bông súng, cá linh là một sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân miền Tây mỗi mùa nước nổi về. Có nhiều cách để đánh bắt cá linh, như giăng lưới, đóng dớn…Sẽ mất đi một nửa ý nghĩa của chuyến trải nghiệm mùa nước nổi nếu như chưa thưởng thức món ăn từ cá linh. Nhưng nếu có điều kiện, tham gia trải nghiệm bắt cá linh, dù bằng phương thức nào đi chăng nữa, thì chuyến đi của bạn chắc chắn sẽ thú vị và đáng nhớ hơn nhiều.

3. Lội ruộng hái ấu

Vào mùa nước nổi miền Tây, người dân một số nơi thường trồng ấu để tận dụng diện tích ruộng đồng bị ngập nước. Củ ấu thường có vẻ ngoài xấu xí, đen đủi nhưng bên trong lại trắng ngần và ăn rất bùi. Hái ấu, bạn phải lội xuống nước, nhưng bù lại, được tự tay hái rồi nấu nồi canh thơm bùi bù lại thì còn gì bằng.

4. Xem chim mớm mồi, về tổ

Nhiều điểm tham quan mùa nước nổi miền Tây có không gian lưu trú của các loại chim, thường gọi là sân chim. Sẽ thích thú và không ngừng trầm trồ khi được tận mục sở thị từng chú chim mẹ mớm mồi cho chim con, hay say đắm cảm giác an yên khi nhìn cảnh từng đàn chim chao liệng dưới bóng hoàng hôn để tìm đường về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt nhoài.

5. Chèo xuồng đập lúa lúa ma (lúa trời)

Khi mùa nước nổi miền Tây dâng cao, trong khi các loại cây cỏ khác khó có đất sống; thì cây lúa ma (lúa trời) với sức sống kỳ diệu và mãnh liệt có thể vượt lên khỏi mặt nước để sinh trưởng,  làm đòng, trổ bông, dù nước lũ có dâng cao đến đâu, Vì đời sống đặc biệt như vậy nên thu hoạch lúa ma cũng theo cách rất riêng: cần 02 người bơi xuồng ra chỗ có lúa, người cầm sào chống, còn người kia điều khiển cần đạp nhịp nhàng làm bông lúa chín rơi vào tấm mê bồ đặt trên thuyền. Gặt lúa ma vào ban đêm vì khi mặt trời lên là lúa bị rụng hết xuống nước.

6. Học cách chế biến các món ăn đặc sản mùa nước nổi miền Tây

Ngoài việc chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên cùng tham gia các hoạt động lý thú, thì việc chế biến và thưởng thức các món ăn đặc sản mùa nước nổi miền Tây là trải nghiệm không thể không thể bỏ qua.

7. Săn chuột đồng mùa nước nổi ở miền Tây

Mùa nước nổi miền Tây tràn bờ, lũ chuột sẽ chạy tán loạn tìm nơi ẩn náu. Chúng thường chọn các ụ đất cao, bụi rậm, ngọn cây…miễn là nước không lan tới. Người nông dân đoán và chỉ việc đến nơi nhiều chuột để săn. Có nhiều cách bắt chuột đồng, như dùng cho săn, dùng xẻng đào hang, đặt ống trúm, dùng ná bắn, hun khói vào hang…

Có nhiều món ăn thơm ngon từ chuột đồng như: chuột rô ti, nướng muối ớt, nướng lu, khìa nước dừa, kho sả ớt…Chuột đồng chủ yếu sống ngoài đồng ruộng, ăn thóc lúa là chính nên thịt chúng sạch. Du khách đừng ngại, hãy thử một lần thưởng thức món chuột đồng thơm ngon trong mùa nước nổi miền Tây để không phải lỡ trải nghiệm đáng nhớ này.

Đặc sản của miền Tây mùa nước nổi

Du lịch miền tây mùa nước nổi không chỉ là để khám phá hay chiêm ngưỡng, trải nghiệm vẻ đẹp của thiên nhiên và văn hóa của người dân bản địa mà du khách còn có thể thưởng thức các món ăn độc đáo, hấp dẫn chỉ có ở miền Tây thời điểm này. Nước về mang theo nhiều sản vật bên kia bên giới đổ về, trong đó có con cá linh nổi tiếng. Cá chỉ to bằng đầu đũa nhưng có thể sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều món ngon khác nhau.

Xem thêm: Đặc sản mùa nước nổi miền Tây

Đầu tiên phải là món mắm cá linh, tiếp theo là lẩu cá linh bông điên điển với vị chua chua ngọt ngọ đặc trưng. Món cuối cùng làm từ cá linh nhất định du khách phải thử chính là cá linh khô tộ ăn với cơm trắng. Ngoài ra trong mùa nước nổi, du khách có thể thưởng thức món chuột đồng quay lu, gỏi cá sặc lá sầu đâu, bánh xèo bông điên điển…

Liên hệ tư vấn & đặt tour miền Tây
Facebook
Pinterest
Twitter