3 loại hình nghệ thuật đặc sắc nên xem khi về miền Tây

Về miền Tây, ngoài việc tham quan các danh lam thắng cảnh, trải nghiệm ẩm thực đặc sắc của từng địa phương thì việc thưởng thức các món ăn tinh thần là điều du khách không nên bỏ qua. Miền Tây là cái nôi của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo trong đó có thể kể đến như: đờn ca tài tử, cải lương của người Việt hay hát Dù Kê của người Khmer. Những loại hình nghệ thuật đặc sắc ở miền Tây sẽ giúp cho du khách hiểu thêm hơn về văn hóa và con người của vùng đất ân tình, nồng hậu này.

1. Đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử ở miền Tây
Đờn ca tài tử ở miền Tây

Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc và rất phổ biến của người dân Nam Bộ. Đờn ca tài tử được hình thành từ cuối thế kỉ 19 bắt nguồn từ lễ nhạc và nhã nhạc cung đình Huế. Những người biểu diễn đờn ca tài tử chủ yếu là giới bình dân, nam nữ thanh niên ca hát sau những giờ lao động vất vả. Nhạc cụ để thể hiện bao gồm đàn cò, đàn tranh, đàn kìm và đàn bầu, sau này cách tân có thêm gây guitar phím lõm. Nghệ thuật đờn ca tài tử cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và là một sản phẩm du lịch rất độc đáo của du lịch miền Tây được du khách yêu mến và đón nhận.

2. Hát Dù Kê

Hát Dù Kê Nam Bộ
Hát Dù Kê Nam Bộ

Hát Dù Kê là loại hình nghệ thuật truyền thống và đặc sắc của người Khmer ở miền Tây Nam Bộ. Hát Dù Kê được xây dựng trên nền nhạc ca hát, đối thoại và các hình thái diễn xuất dân gian, nội dung chủ yếu của hát dù kê được lấy từ các điển tích trong văn hóa cổ của người Khmer như: trường ca Ramayana hay Mahabhadara của Ấn Độ đồng thời sử dụng cả điển tích của các dân tộc khác như: Thạch Sanh chém chằn, Tấm Cám của người Việt, Phàn Lê Huê – Tiết Đinh San, Trụ Vương mê Đắc Kỉ của người Hoa. Hát Dù Kê đề cao cái thiện, cái tốt đẹp trong cuộc sống, lên án cái ác, cái xấu. Vì vậy du khách khi xem hát Dù Kê bằng tiếng Khmer nhưng vẫn có thể hiểu được câu chuyện mà các nghệ sĩ muốn truyền tải và đây cũng là một điểm nhấn mới trong các Tour du lịch miền Tây, đặc biệt là về hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

3. Cải Lương

Một trích đoạn trong sân khấu cả lương
Một trích đoạn trong sân khấu cả lương

Miền Tây Nam Bộ là vùng đất sản sinh ra nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn, trong đó phải kể đến cải lương, đây là một loại hình kịch hát hình thành trên cơ sở nhạc tài tử và dân ca Nam Bộ. Từ “Cải lương” có nghĩa là sửa đổi cho tốt hơn, nội dung chính của cải lương trong thuở ban đầu lấy cốt truyện từ Lục Vân Tiên, Truyện Kiều…Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, lời ca và lối diễn xuất của các nghệ sĩ làm cho cải lương mang một nét rất riêng, chinh phục cả phần nghe lẫn phần nhìn đối với khán giả. Một số bản cải lương nổi tiếng như: Dạ cổ hoài lang, Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Tiếng trống Mê Linh, Nửa đời hương phấn…luôn ghi dấu ấn sâu sắc và khó phai mờ trong lòng người dân Nam Bộ nói chung và những ai yêu mến nghệ thuật cải lương nói riêng.

Liên hệ tư vấn & đặt tour miền Tây

Facebook
Pinterest
Twitter