4 loại hình nghệ thuật độc đáo ở miền tây

Trong các chuyến du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long du khách sẽ rất hay bắt gặp những loại hình nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn. Đờn ca tài tử, Hát bội, Cải lương hay hò Nam Bộ là những loại hình nghệ thuật độc đáo ở miền tây. Khi thưởng thức các loại hình nghệ thuật này du khách sẽ có thêm những trải nghiệm thật tuyệt vời trong hành trình du lịch của mình.

Đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử ở miệt vườn Nam Bộ
Đờn ca tài tử ở miệt vườn Nam Bộ

Du khách khi đi du lịch miền tây rất ấn tượng với một loại hình nghệ thuật được biểu diễn bởi các nghệ sĩ miệt vườn. Đó là nghệ thuật đờn ca tài tử. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Các bài bản của đờn ca tài tử được sáng tác dựa trên nhạc lễ, nhạc cung đình và nhạc dân gian miền trung. Nhạc cụ được sử dụng trong đờn ca tài tử gồm có: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà…Đờn ca tài tử được xem như loại hình nghệ thuật dành cho giới bình dân, có thể biểu diễn ở bất kì nơi đâu. Tuy nhiên du khách rất thích thú khi được thưởng thức các bản nhạc tài tử trong các miệt vườn ở Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long.

Cải lương

Một trích đoạn cải lương
Một trích đoạn cải lương

Cải lương ra đời từ những năm đầu của thế kỉ XX ở khu vực miền tây Nam Bộ, cải lương được hình thành từ những lối ca hát tài tử, nhưng cũng có ý kiến cho rằng cải lương là hình thức ca ra bộ và dần dần phát triển thành những kịch bản được diễn xuất trên sân khấu nhằm đáp ứng nhu cầu của khán giả thời bấy giờ. Có thể nói rằng cải lương được đúc kết và diễn đạt trên phương diện của nhiều tư tưởng, có thể nói rằng cải lương là sự tổng hòa và giao thoa giữa cái cũ và cái mới. Ngày nay nghệ thuật cải lương đã rất phổ biến và được nhiều du khách đón nhận trong các tour du lịch miền tây đặc biệt khi đi du lịch ở những địa phương đã rất nổi tiếng với loại hình nghệ thuật này như: Tiền Giang, Sadec, Đồng Tháp.

Hò Nam Bộ

Cô gái vừa chèo đò vừa hò đối đáp ở miền tây
Cô gái vừa chèo đò vừa hò đối đáp ở miền tây

Hò Nam Bộ là một nét văn hóa và là loại hình nghệ thuật độc đáo của người dân ở Nam Bộ. Đây được xem là nét sinh hoạt dân dã, trao đổi tình cảm của những cặp trai gái trong thời gian nông nhàn hay trêu ghẹo, đối đáp với nhau trong lúc làm việc. Những câu hò mang đậm tính chất phóng khoáng nhưng cũng dạt dào tình cảm của người dân nơi đây. Du khách khi đi thuyền tham quan các cù lao trên sông có thể bắt gặp đâu đó tiếng hò văng vẳng bên tai rất mượt mà và sâu lắng. Hò Nam Bộ cũng được chia ra thành nhiều loại khác nhau: hò sông Hậu, hò Đồng Tháp, hò mái dài Mỏ Cày, hò cấy Hậu Giang, hò xay lúa Gò Công.

Nghệ thuật hát bội

Sân khấu hát bội ở miền tây
Sân khấu hát bội ở miền tây

Hát bội là loại hình nghệ thuật xuất hiện khá sớm ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian hát bội có nguồn gốc từ cung đình, xuất hiện từ thời Lý, do một người Trung Hoa đời Tống truyền sang Đại Việt. Khi diễn hát các đào kép vừa nhảy múa, vừa đi lại trên sân khấu với điệu bộ hấp dẫn cùng với những vật tượng trưng. Hát bội với nội dung chủ yếu trong các truyện cổ đề cao những tấm gương sáng của các vị anh hùng. Hát bội ở miền tây diễn ra ở hầu hết mọi nơi từ thành thị cho đến chốn nông thôn hẻo lánh. Đặc biệt trong các dịp lễ, tết, cúng đình hay các lễ hội đều có sự góp mặt của nghệ thuật hát bội.

Liên hệ tư vấn & đặt tour miền Tây

Facebook
Pinterest
Twitter