Chùa Nam Nhã là một ngôi chùa đặc biệt ở Cần Thơ vì nó gắn với nhiều câu chuyện lịch sử thời kháng chiến chống Pháp. Ngôi chùa từng là nơi tập hợp, nuôi dưỡng phong trào yêu nước và sản sinh ra những bậc sĩ phu văn thân có tinh thần yêu nước, bất khuất. Đây cũng là ngôi chùa hiện giữ khá nhiều bảo vật quý hiếm.
Mục lục bài viết
ToggleChùa Nam Nhã ở đâu? Đi như thế nào?
Chùa Nam Nhã, tọa lạc tại thành phố Cần Thơ, là một điểm đến tâm linh tuyệt đẹp và thanh bình, nơi thờ phụng Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo. Du khách tới đây thường ca ngợi bầu không khí thanh bình và sự pha trộn độc đáo của các giáo lý tại ngôi chùa này. Đường vào chùa chỉ dành cho xe đạp hoặc đi bộ do có một con hẻm nhỏ dưới cầu Bình Thủy.
Địa chỉ chùa Nam Nhã
Bản đồ vị trí của ngôi chùa
Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ 5km về phía Bắc, chùa Nam Nhã là một địa chỉ lý tưởng cho du khách tìm về với chốn bình yên, thoát tục. Hiện nay chùa có lối kiến trúc bề thế cùng khu vườn cổ thụ xanh mát tạo không gian vô cùng tuyệt vời.
Chùa Nam Nhã có dòng sông Bình Thủy phía trước, đối diện là đình Long Tuyền đồ sộ. Phía Đông chùa là Cồn Sơn, được ví như trái châu của suối Rồng (Long Tuyền) và cồn Bình Thủy, được ví như lưỡi rồng.
- Địa chỉ: số 612, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP. HCM
- Mở cửa: 7:00 – 17:00
- Giá vé: miễn phí
Cách đi
Để tới chùa Nam Nhã, bạn có thể tới đây bằng xe máy, ô tô du lịch, taxi, đi bộ… tùy điểm xuất phát. Nếu bạn lấy bến Ninh Kiều làm điểm xuất phát thì có thể di chuyển như sau: Đi đường Hai Bà Trưng > Ngô Gia Tự > Nguyễn Trãi. Tiếp đó bạn đi theo đường Nguyễn Trãi và sẽ gặp vòng xuyến > qua vòng xuyến là đường Cách Mạng Tháng Tám. Bạn cứ đi thẳng đường này (sắp tới cầu Bình Thủy) là tới.
Chùa Nam Nhã có gì hay?
Chùa Nam Nhã ở Cần Thơ là ngôi chùa gây ấn tượng cho khách hành hương bởi lối kiến trúc cổ kính bề thế. Xung quanh ngôi chùa là một vườn cây xanh cổ thụ được chăm chút kỹ lưỡng. Bên trong ngôi chùa đặt bàn thờ tam giáo, thể hiện triết lý tam giáo đồng nguyên: Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo. Đặc biệt ngôi chùa còn gắn với những hoạt động cách mạng của ông cha ta – một giai đoạn lịch sử hào hùng, bất khuất.
Ngôi chùa gắn với các giai đoạn lịch sử
Ban đầu đây là một tiệm thuốc Bắc có tên là Nam Nhã Đường. Sau đó nó được xây lại thành chùa Nam Nhã như bây giờ. Chùa được xây vào năm 1895 bởi lão Thái Nguyễn Giác Nguyên – học trò của cụ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa và là người theo tông phái Minh Sư thờ Tam Giáo (Nho, Phật, Lão). Chính vì vậy chùa còn được gọi chùa Minh Sư, một tên gọi khác là Đức Tế Phật Đường. Hiện tại ngôi chùa còn lưu giữ một số không ít các báu vật.
Chùa Nam Nhã chủ trương ăn chay nhưng không cạo đầu hay mặc nâu sồng. Chùa cũng rất đề cao ý chí tự lực tự cường để tồn tại và phát triển. Vào giai đoạn 1907-1940 – nó là trụ sở của phong trào Đông Du. Lúc này chùa chu cấp cho các học sinh đi du học và chống lại chính sách ngu dân của thực dân Pháp.
Thời kỳ chống Pháp, nó là nơi tập hợp các sĩ phu yêu nước có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt là có thời điểm Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã chọn nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng trong toàn miền.
Với tất cả những điều này, ngôi chùa đã được công nhận là di tích lịch sử cách mạng vào năm 1991. Tham quan ngôi chùa, là một dịp để chúng ta hiểu hơn về một thời kỳ kháng chiến oanh liệt.
Đến năm 1923, chùa lại được tu bổ, hoàn thiện thêm một lần nữa và có quy mô to lớn như ngày nay.
Kiến trúc chùa Nam Nhã
Bao quanh chùa Nam Nhã là một khu vườn rộng lớn trải dài ra bờ sông. Giữa vườn là một hòn non bộ cao hơn 2m nằm giữa một bồn nước trong xanh. Xung quanh hòn non bộ là nhiều cây gỗ quý như tùng, trắc, v.v… cùng những cây kiểng quý giá đã trên 100 tuổi.
Kiến trúc bên ngoài chùa
Bao quanh khuôn viên của chùa là tường rào được xây kiên cố và được sơn màu vàng sáng khang trang. Bên trên cổng chùa là tấm bảng ghi ba chữ Hán “Nam, Nhã, Đường” cùng hai bên cột là hai câu liễu đối lấy 2 chữ đầu Nam và Nhã. Ý nghĩa của những câu nói này là lời mời gọi những người có cùng chung chí hướng yêu nước.
Sân chùa được lát bằng gạch tàu và ở giữa sân được trang trí thêm hòn non bộ cao 2m, đặt bên trong một bồn nước được xây bằng gạch đỏ nổi bật. Ngoài ra ở giữa sân chùa cũng có một di tích với nhiều cây cảnh quý như trắc bá diệp, tùng,…đều được chăm chút tỉ mỉ và cẩn thận.
Kiến trúc khu vực chính điện chùa Nam Nhã
Tiếp theo vào khu vực chính điện là một tòa nhà lớn, uy nghi và lộng lẫy được gọi là Diêu Trì Bửu Điện với 5 gian và phần mái ngói âm dương. Điểm đặc biệt là ở khu vực mặt chính điện được xây dựng theo lối kiến trúc Âu Á kết hợp từ đầu thế kỷ 20, tạo nên sự khác biệt với nhiều ngôi chùa truyền thống tại Nam Bộ.
Ở trong chính điện với gian giữ được trang hoàng rất nguy nga và tôn nghiêm. Đây cũng là nơi đặt bàn thờ tam giáo là Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo. Bàn đối diện chính điện là nơi thờ Trấn đàn Hộ pháp Bùi Hữu Sanh và nhà thơ nổi tiếng thời đó – Bùi Hữu Nghĩa. Bàn thờ bên phải thờ Quan thánh Đế quan, cụ Nguyễn Giác Nguyên – người lập nên chùa và Lịch Đại Tổ Sư.
Từ bên ngoài nhìn vào ở phía tay trái ngang với bàn thờ Quán Thánh Đế quân là bàn thờ có đặt một tấm kiếng. Ý nghĩa của khu vực này là nhắc nhở các tín đồ luôn phải hồi quang, thể hiện cái tâm của mình. Đồng thời mặt khác phải giúp cho người đứng quay lưng ra ngoài có thể phát hiện ra cái ác.
Khu vực phía sau chính điện
Đi ra phía sau chùa, bạn sẽ thấy cả một vườn cây trái xanh tốt, nặng trĩu quả, mùa nào thức ấy. Vườn trái cây sau chùa chính là điểm đặc biệt khiến cho tổng thể khuôn viên của chùa Nam Nhã trở nên thoáng đãng và xanh mượt. Dạo một vòng quanh chùa, du khách sẽ có cảm giác như ngược dòng thời gian trở về quá khứ, nơi có những ký ức thân thương của một thời kỳ chưa từng có công nghệ ảnh hưởng. Ngoài ra, chùa có còn những ngôi mộ của những người đã lập chùa, những sĩ phu, giúp cho du khách khi tới đây tham quan sẽ có cảm giác được quay về quá khứ với những cột mốc đáng nhớ.
Các địa điểm du lịch gần chùa Nam Nhã?
Chùa Nam Nhã chỉ cách bến Ninh Kiều tầm 5.8km. Như vậy nó rất gần với các điểm tham quan nổi tiếng khác của thành phố Cần Thơ. Có thể kể đến một loạt như: Chùa Phật Học, Chợ Nổi Cái Răng, Chùa Ông, Bảo Tàng Cần Thơ, đình Bình Thủy, nhà cổ Bình Thủy.
Trong đó Đình Bình Thủy chỉ cách chùa này tầm 220m, trong khi nhà cổ Bình Thủy cách chùa chỉ 900m. Rất tiện để kết hợp tham quan dễ dàng bằng cách đi bộ. Như vậy bạn có thể làm một tour Cần Thơ, khám phá tất cả các địa điểm nêu trên.
Câu hỏi thường gặp về chùa Nam Nhã
Nằm trong khoảng cách đi bộ tầm 500m đổ xuống có một số nhà nghỉ, khách sạn tầm trung hoặc giá rẻ như nhà trọ Đỗ Thị Thông, Hotel Chiên Công, nhà trọ Minh Khôi, nhà trọ 122B, khách sạn Phương Thúy. Ngoài ra còn có resort Hiền Mai.
Đối với du khách muốn ở khu vực Trung Tâm thành phố để tiện tham quan nhiều nơi, cũng như muốn lựa chọn khách sạn cao cấp thì có thể tham khảo: Khách sạn Tây Đô, khách sạn Phương Đông, khách sạn Hậu Giang, khách sạn Ninh Kiều 2, Vinpearl Cần Thơ Hotel, v.v…
Đối với du khách muốn tìm nhà hàng, quán ăn gần chùa Nam Nhã, đặc biệt là quán ăn chay, bạn có thể tham khảo một số cái tên dưới đây:
Quán Chay Hủ Tíu Mì
Quán Ăn Chay Thiện Ý
Quán Phở Chay 594
Quán Ăn gia đình Thuận Phát
Quán cháo Thái Bình
Bạn có thể tới chùa Nam Nhã vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vào những ngày có lễ hội lớn như rằm tháng Giêng, tháng Bảy, ngày Phật Đản thì chùa sẽ được trang trí đủ sắc màu, và sẽ tổ chức các buổi lễ để cúng Phật, cầu bình an cho bá tánh. Chính vì vậy, nếu có cơ hội thì bạn cũng có thể tới chùa vào những thời điểm này để có thêm được nhiều trải nghiệm thú vị.
Chùa Nam Nhã không chỉ là một điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Cần Thơ nhờ việc sở hữu lối kiến trúc độc đáo, khung cảnh thanh tịnh mà đây còn là một tụ điểm hoạt động cách mạng của các cư sĩ yêu nước thời xưa. Nếu có dịp tới Cần Thơ, hãy tới chùa Nam Nhã và bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp văn hóa lâu đời cùng kiến trúc Á – Âu tuyệt đẹp của ngôi chùa này.