Chùa Tôn Thạnh ở Long An là ngôi chùa nổi tiếng và cổ kính nhất ở tỉnh này. Chùa không chỉ có kiến trúc thâm trầm, cổ kính mà còn có những giai thoại về những người nhân từ, đức độ, có công ơn lớn với vùng đất này. Chùa Tôn Thạnh cũng đã được công nhận là di tích quốc gia.
Xem thêm: Địa điểm du lịch Long An
Mục lục bài viết
ToggleLịch sử chùa Tôn Thạnh
Chùa Tôn Thạnh nằm bên tỉnh lộ 835 cách trung tâm huyện Cần Giuộc chừng 3km. Nếu chỉ nhìn bề ngoài thì chùa Tôn Thạnh cũng giống như bao ngôi chùa ở khắp các tỉnh du lịch miền tây khác. Nhưng ít ai biết rằng đây là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An, được xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 (1808) với tên gọi ban đầu là chùa Lan Nhã, chùa được khai sáng bởi thiền sư Viên Ngộ.
Ngôi chùa này gắn liền với cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của dân tộc.
Du khách sẽ đi qua một rừng cây xanh tốt um tùm trên con đường dài thẳng tắp để đến với chùa.
Đi thẳng vào bên trong khu vườn có tháp 3 tầng hình lục giác cao 4,5m là nơi yên nghỉ của tổ sư Viên Ngộ.
Lúc đầu chùa xây theo lối kiến trúc hình chữ tam, sau này qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa đổi thành kiểu chữ Đinh nằm trong một khuôn viên rộng tới hơn 33.000m2.
Trải qua những thời điểm lịch sử thăng trầm chùa Tôn Thạnh không còn giữ được những cảnh sơn son thếp vàng tráng lệ của mình nhưng còn đó là nét thâm trầm, cổ kính với những hoành phi câu đối tạo nên một không gian tôn nghiêm nhưng cũng rất thanh bình tại đây.
Những con người đặc biệt ở chùa Tôn Thạnh
Hầu như du khách khi tham gia các tour du lịch miền tây ở Long An đều muốn ghé qua thăm chùa Tôn Thạnh, nơi đây không chỉ có kiến trúc đẹp mà còn nổi tiếng với hai con người nhân từ, đức độ mà khi nhắc tới ai cũng tỏ lòng kính trọng, thương tiếc.
Người đầu tiên là nhà sư Viên Ngộ, người khai sáng ra chùa, ông được người dân ca tụng thông qua những câu chuyện truyền miệng như: cắt ngón tay út của mình cho vào nồi đồng đang nấu chảy để đúc tượng khỏi bị khiếm khuyết, rất mực hiếu thảo với cha mẹ, khi xảy ra dịch bệnh thì hết lòng giúp đỡ người dân, tụng kinh niệm Phật để chúng sinh mau thoát khỏi bể khổ.
Người thứ hai chính là nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, ông sống những năm cuối đời tại đây, nổi tiếng với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và cũng chính tại chùa Tôn Thạnh này là nơi kết thúc những chương cuối cùng của tác phẩm nổi tiếng Lục Vân Tiên.