Tiền Giang từ lâu đã nổi tiếng là điểm đến yêu thích của Miền Tây. Du khách tới đây sẽ được tham gia các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm văn hóa của người dân địa phương vô cùng thú vị. Đặc biệt tại đây có chùa Vĩnh Tràng, một ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, nổi tiếng bởi kiến trúc giao thoa văn hóa Đông Tây kì lạ.
Mục lục bài viết
ToggleChùa Vĩnh Tràng nằm ở đâu?
Chùa Vĩnh Tràng là một ngôi chùa nổi tiếng ở Mỹ Tho, Tiền Giang mà không ai ở đây là không biết đến. Du khách lần đầu tiên ghé thăm miền Tây cũng ghé Tiền Giang để vào chùa Vĩnh Tràng tham quan, check in.
Chùa có vẻ đẹp lạ lùng với điểm nhấn là phong cách hiện đại của phương Tây và phương Đông cùng hòa trộn với nhau.
Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho. Địa chỉ: đường Nguyễn Trung Trực, ấp Mỹ An, Phường 8, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang
- Giá vé: miễn phí
- Gửi xe: 5.000đ/ vé
Xem thêm: Địa điểm du lịch Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng có gì hay?
Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc tại địa phận xã Mỹ Phong của thành phố Mỹ Tho. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của du lịch miền tây và là điểm đến thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Chùa bắt đầu được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 bởi ông bà Bùi Công Đạt.
Trải qua nhiều lần trùng tu và nhiều đời trụ trì, chùa Vĩnh Tràng mới mang được vẻ đẹp như ngày nay. Đây là sự kết hợp độc đáo giữa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây cùng với kiến trúc truyền thống Việt Nam tạo nên vẻ rất riêng của ngôi chùa.
Xem thêm: Tour du lịch Tiền Giang
Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng
Nhìn từ xa du khách sẽ có cảm tưởng chùa như một ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Châu Âu, chùa gồm bốn gian nối tiếp nhau: Tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu. Chánh điện với những hàng cột thanh mảnh vòm cong, với bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú.
Mặt tiền chùa Vĩnh Tràng được xây dựng theo kiểu kết hợp kiến trúc Á Âu với hoa văn thời phục hưng, vòm cửa kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật. Bên trong chánh điện và nhà tổ được làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn mang đậm kiến trúc Việt Nam, các hoành phi, tượng gỗ được chạm khắc rất khéo léo và tinh xảo với những hình ảnh vui tươi và sống động.
Những pho tượng tại chùa Vĩnh Tràng
Tại chùa hiện nay còn trên 60 pho tượng được làm từ đủ loại chất liệu như gỗ, xi măng. Trên bàn thờ ở chánh điện là tượng của Phật Thích Ca, A Di Đà, Quan Âm, La Hán trong đó bộ tượng cổ nhất của chùa là bộ Tam Tôn bao gồm tượng A Di Đà, Quan Âm và Thế Chí.
Hai bên tường là bộ tượng Thập bát La hán được tạc bằng gỗ bởi các nghệ nhân nơi đây đầu thế kỷ 20. Bên trong khuôn viên của chùa còn có tượng Phật Thích Ca và Phật Di Lặc tạo cho du khách cảm giác yên bình, thanh tịnh khi ghé thăm.
Điểm check in sống ảo tuyệt vời
Chùa Vĩnh Tràng có một khuôn viên đẹp đẽ và nhiều khu vực mang kiến trúc theo kiểu phương Tây. Đặc biệt có hành lang bên tay trái có không gian rất đẹp để sống ảo. Du khách đến đây có thể tha hồ ngắm cảnh, tản bộ và chụp những bộ ảnh sống ảo tuyệt vời.
Cách đi chùa Vĩnh Tràng?
Nằm trên đường Nguyễn Trung Trực, P.8, Tp. Mỹ Tho. Chùa Vĩnh Tràng khá dễ tìm. Nó nằm gần với Tòa thánh Cao Đài Chơn Lý và công viên Vĩnh Tràng. Để đến chùa này, du khách Từ TP. HCM hoặc Cần Thơ có thể đi xe khách xuống Mỹ Tho. Sau đó đi taxi hoặc xe ôm tới chùa. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn cách đi xe máy.
Bạn có thể đi theo hướng dẫn sau:
Từ ngã 4 thành phố Mỹ Tho, bạn đi về hướng Đông Nam lên Ấp Bắc về phía Nguyễn Thị Thập/QL60. Tiếp tục đi đến vòng xuyến thì bạn đi thẳng vào đường Nguyễn Trãi (ĐT864). Đi thắng, bạn sẽ gặp Cầu Nguyễn Trãi, qua cầu này bạn sẽ đến đường Nguyễn Văn Giác.
Tại đường Nguyễn Văn Giác, gặp quán cà phê 52 thì bạn rẽ trái vào đường Nguyễn Trung Trực (ĐT208). Cuối cùng, trên đường Nguyễn Trung Trực bạn rẽ phải tại HQC Mỹ Lợi và đi thẳng một đoạn là tới.
Lưu ý:
- Khi tham quan thì nên giữ không khí trang nghiêm yên tĩnh cho ngôi chùa, không ồn ào.
- Bạn mặc trang phục sống ảo để chụp ảnh nhưng lưu ý cũng phải là trang phục trang nhã, lịch sự để vào chùa. Không mặc quần đùi, áo lưới… Nếu không thì nên mang theo một chiếc khăn choàng để khoác hoặc quấn lên.
- Cởi bỏ giày dép, mũ nón trước khi vào chính điện, nhà thờ tổ, v.v…
- Không tự ý chụp ảnh khu vực bên trong tiền đường, nhà tổ… mà cần phải xin phép trước
- Không nên trả giá các món đồ được bán trong khuôn viên chùa
- Không tự ý vào thăm khu vực sinh hoạt, nghỉ ngơi riêng của các nhà sư cũng như khu vực bếp